Dạy chữ cái cho trẻ mầm non sao cho đúng cách? Vì lứa tuổi này không khuyến khích các mẹ ép buộc bé phải học. Tuy nhiên, phụ huynh nên cho con bắt đầu tiếp xúc với chữ cái bằng những mẹo đơn giản hằng ngày.
Sau đây là những chia sẻ mẹo giúp bé học chữ cái của mẹ Jun. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Chỉ xin các mẹ một lưu ý: Hãy bắt đầu khi thấy con đã sẵn sàng.
1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động
Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Jun luôn giữ gìn rất cẩn thận bộ card có những chữ cái tôi tặng như một món đồ chơi thú vị hay những khi đi siêu thị cùng con, tôi thường chỉ những chữ cái đầu nhãn hiệu, đọc nó cho con và hỏi “Jun có biết từ mẹ vừa đọc bắt đầu bằng chữ cái nào không nhỉ?”. Chỉ đơn giản như vậy mẹ đã dạy chữ cái cho trẻ mầm non rồi đấy.

2. Dạy chữ cái cho trẻ mầm non đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn
Khi dạy chữ cái cho trẻ mầm non không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Những khi Jun phát âm sai, tôi thường không la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.
3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước
Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, tôi đã quyết định cho Jun làm quen với những chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

4. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc
Để dạy chữ cái cho trẻ mầm non mẹ cần cho trẻ tập đọc và viết một lúc. Khi cho Jun đọc sách, tôi luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
5. Đọc sách cho con nghe hàng ngày
Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho Jun, tôi luôn tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp Jun hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, tôi luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn, tôi luôn để Jun thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.
Trẻ ở tuổi mầm non là thời điểm trẻ rất ham chơi nên ít tập chung khi học. Mẹ cần kiên trì, chủ yếu tạo cho trẻ đam mê học tập để trẻ tập chung hơn. Hoặc cho trẻ chơi những trò chơi có thể giúp trẻ nhớ mặt chữ. Phụ huynh không nên ép trẻ học quá nhiều, ở tuổi mầm non trẻ cần kỹ năng sống qua việc trẻ cần vui chơi và khám phá nhiều thứ xung quanh. “Học mà chơi, chơi mà học” là cách phụ huynh biết đan xen chúng vào với nhau để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Theo: Phununet