Cẩn trọng sử dụng thuốc xịt co mạch trong điều trị viêm mũi dị ứng

Chảy mũi, nghẹt mũi, khó thở là những triệu chứng cực kỳ khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, để thoát khỏi những vấn đề này, người bệnh thường tìm đến thuốc xịt co mạch với mong muốn máu chóng dễ thở trở lại. Tuy nhiên, quá lạm dụng cách này chỉ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Thuốc xịt co mạch hiểu đúng để dùng đúng

Không thể phủ nhận công dụng hàng đầu (tốt nhất) của thuốc xịt co mạch này là sự làm giảm nhẹ nhất thời các triệu chứng tắc, nghẹt mũi hoặc xung huyết mũi do hầu hết các dạng của viêm mũi dị ứng và không dị ứng gây ra.

Tuy nhiên, các loại thuốc co mạch thường có chứa hoạt chất như xylometazolin…có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi,  giảm xung huyết và thông thoáng đường thở.  Các loại thuốc này mặc dù có hiệu quả giảm nghẹt mũi, sổ mũi rõ rệt khi vừa sử dụng và có thể duy trì trong vài giờ. Nhưng sau khi dùng nhiều lần hoặc suốt một thời gian dài, người bệnh không những không giảm ngạt mũi, mà còn ngạt nặng hơn, thậm chí gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

thuoc-xit

Cẩn trọng sử dụng thuốc xịt co mạch trong điều trị viêm mũi dị ứng

Vì vậy, nếu bị nghẹt mũi, sổ mũi  do viêm mũi dị ứng mà bệnh nhân lại  sử dụng thuốc xịt mũi co mạch dài ngày để giảm sổ mũi, nghẹt mũi  là hoàn toàn sai lầm. Bởi, theo phân tích của các bác sỹ, thuốc xịt mũi dạng co mạch chỉ điều trị trong những trường hợp viêm xoang cấp do siêu vi.

Còn với VMDƯ, giải pháp này sẽ chỉ làm mũi luôn ở trong trạng thái co, lâu dần sẽ dẫn tới mất chức năng co giãn, làm hư hệ thống màng nhầy – lông chuyển,  gây phản ứng “dội ngược” thuốc, khiến tình trạng ngạt mũi còn nặng hơn trước.  

Hậu quả đáng nói nhất là các loại thuốc co mạch này đều có thể gây nghiện, làm cho gười bệnh VMDƯ phải phụ thuộc vào thuốc nhiều hơn, gây ra tình trạng viêm teo mũi, thủng vách ngăn, mất khả năng khứu giác, phì đại cuốn mũi, hoặc làm các bệnh viêm xoang, VMDƯ có sẵn từ trước ngày càng nghiêm trọng hơn.

An toàn hơn với thuốc thảo dược

Hiện nay, các loại thuốc từ thảo dược là một giải pháp hiệu quả giúp cắt nhanh chứng nghẹt mũi, sổ mũi nhưng lại vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ, đặc biệt có thể dùng lâu dài mà không gây lệ thuộc. Trong đó, thuốc thảo dược có  với thành phần như  Tân Di, Bạch chỉ, Phòng Phong, Thăng ma….  Được chứng minh có tác động kép giúp “bài nùng sinh cơ- đào thải dịch nhày và phục hồi niêm mạc mũi”  là công thức tối ưu hơn cả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh đó, đây cũng là sản phẩm duy nhất có thêm dạng xịt được chiết xuất  từ Hoa Ngũ Sắc – Tân Di – Thương Nhi Tử được bác sỹ  đầu ngành Tai Mũi Họng khuyên dùng do tác dụng đào thải dịch nhày, chống viêm, diệt khuẩn, chống phù nề và chống dị ứng hiệu quả.

thao-duoc-tri-viem-xoang-pr-1

An toàn hơn với thuốc thảo dược trong điều trị VMDU

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh: Phần thân cây Hoa Ngũ Sắc có chứa khoảng 0.16% tinh dầu đặc, có màu vàng nhạt đến vàng nghệ. Trong tinh dầu có chứa nhiều chất Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen….có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, chống phù nề và dị ứng tại niêm mạc mũi rất nhanh, mạnh.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một mình vị thuốc Hoa Ngũ Sắc sẽ gây xót và không mang lại kết quả điều trị triệt để. Vì vậy, người bệnh nên dùng kết hợp Hoa Ngũ Sắc với hai vị thuốc khác là Tân Di và Thương Nhĩ Tử.  Trong Y học cổ truyền, Thương Nhĩ Tử phối hợp cùng Tân Di có tác dụng co mạch, làm se, khô niêm mạc mũi, giúp hấp thu chất bài tiết niêm mạc, giúp thông xoang mũi, giảm đau, tiêu viêm, ức chế virus cúm, chống dị ứng…

Mặt khác, do không gây kích thích thần kinh giao cảm nên khi kết hợp 3 dược liệu này với nhau sẽ làm thông thoáng đường thở, tăng đào thải dịch mủ, thông mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm đau, chống dị ứng, ức chế virus cúm. Sự phối hợp này giúp giảm xót và giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi, chảy nước mũi… từ đó, làm giảm nhanh các hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi… một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, để thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả lâu dài, trước khi xịt thuốc, người bệnh  bị VMDƯ  nên hỉ sạch mũi (có thể sử dụng dung dịch natri clorid (NaCl) 0,9%  để rửa sạch mũi),  mục đích là để thuốc bám dính vào niêm mạc tốt hơn.  Chú ý  đeo khẩu trang khi đi đường, tiếp xúc với môi trường bất lợi, tránh hít phải dị nguyên  như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo … đề phòng dị ứng.

 

Benhviemxoang.vn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *