Nhận biết, phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên). Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ gây nhiều biến chứng phức tạp, khó điều trị triệt để nếu không có biện pháp nhận biết và điều trị thích hợp.

Viêm mũi dị ứng là gì ?

Viêm mũi dị ứng là biểu biện tại chỗ ở mũi khi niêm mạc tiếp xúc với dị nguyên do đó gây nên phản ứng quá mẫn. Triệu chứn dị ứng tái diễn không có quy luật, chỉ tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện. Những nghiên cứu gần đây của nhiều chuyên gia trên thế giớ cho thấy “viêm mũi dị ứng là bệnh của di truyền miễn dịch”.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

Đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao một số người  lại quá nhạy cảm với các tác nhân như: phấn hoa, bụi nhà, thời tiết…  từ đó gây nên bệnh viêm mũi dị ứng trong khi những yếu tố này lại vô hại với người khác.  Tuy nhiên có một số yếu tố sau thường được cho là có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Post 11-04 - Phong dieu tri viem mui di ung

Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm mũi dị ứng. (Hình ảnh minh họa)

Do tiếp xúc với dị nguyên:

  • Dị nguyên ngoại sinh: Phấn hoa, lông vũ, bụi nhà, nấm, mốc, sơn, nước hoa, đồ ăn hải sản (tôm, cua…)
  • Dị nguyên nội sinh: một số dị nguyên hình thành ngay trong cơ thể còn gọi là tự dị nguyên (Protein của cơ thể trong những điều kiện nhất định trở thành “Protein lạ” với cơ thể.

Yếu tố di truyền: Theo các cuộc điều tra cho thấy”gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng hoặc trong gia đình có người bị dị ứng thì  tỷ lệ mắc bệnh ở con cí lên đến 65%”. Do đó có thể thấy, yếu tố di truyền có liên quan mật thiết  với việc phát sinh viêm mũi dị ứng.

Yếu tố nhiễm trùng:  cơ thể dị ứng với độc tố của vi khuẩn ở những ổ viêm nhiễm mạn tính, nhiễm trùng ở họng, miệng, sâu răng, viêm lợi…

Yếu tố khí hậu và môi trường: Những thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng xuất hiện

Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẩu mũi: như vẹo, gai vách nhăn ở mũi

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng  thường có các biểu hiện chính như sau:

– Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi trong), ở trẻ em đôi khi còn kèm theo các triệu chứng về đường tiêu hóa như trướng bụng, tiêu chảy.

– Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai

– Hoa khan, đau họng và khạc đờm kéo dài

– Cảm giác giống người bị “cảm cúm” lâu ngày

– Mất mùi và mất vị giác

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt

– Kiểm tra hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím

Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

Đầu tiên, muốn điều trị viêm mũi dị ứng trước hết phải giúp giảm và điều trị triệu chứng, sau đó thanh toán dị nguyên gây bệnh khỏi môi trường sống của bệnh nhân hoặc loại bỏ từng phần của dị nguyên ra khỏi cơ thể. Song song kết hợp là  biện pháp bảo vệ cơ thể trước các yếu tố dị nguyên để tránh bệnh tái phát trở lại.

Chiến lược điều trị viêm mũi dị ứng gián đoạn (thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 4 ngày/tuần) và kéo dài dưới 4 tuần  thường sẽ thông qua các bước sau:

  • Điều trị triệu chứng: Là biện pháp điều trị bằng thuốc như: sử dụng corticoid, dùng thuốc kháng Histamin(thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng) , Xylometazolin (thuốc co mạch), kháng sinh (nếu có nhiễm trùng)
  • Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên): Thường lựa chọn một số thuốc từ thảo dược giúp đào thải dịch nhầy ra bên ngoài như một số thuốc có chứa thành phần: Tân Di, Bạch chỉ, Phòng phong, Thăng ma….

Đối với viêm mũi dị ứng dai dẳng (thời gian mắc bệnh > 4 ngày/tuần và kéo dài > 4 tuần người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám bệnh như : test dị nguyên, xét nghiệm máu… để có phương pháp điều trị thích hợp.

Sau cùng, để tránh bệnh thường xuyên tái phát, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, tránh stress, các chất kích thích, giảm sử dụng thuốc Aspirin, cải thiện môi trường sống (vệ sinh nơi ơ sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài…)  vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý và kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức để kháng….

Benhviemxoang.vn

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *