Chớ chủ quan viêm mũi sau cảm cúm

Nhiều người cho rằng cảm cúm là bệnh phổ biến nên rất dễ chữa khỏi. Vì thế, không ít người chủ quan khiến bệnh trở nên nặng hơn, dần dà chuyển thành viêm mũi. Và thực tế, chỉ cần bệnh nhân viêm mũi tiếp tục lơ là, tình trạng sức khỏe sẽ  nhanh chóng đi vào ngõ cụt.

Vì sao viêm mũi dễ hình thành sau cảm cúm?

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh phổ biến. Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.

Nắng nóng, mưa rào bất chợt trong một ngày như cũng là thời điểm bệnh thường gặp và bùng phát. Trong khi đó nhiều người vẫn  nhầm tưởng để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám. Cứ như vậy, các triệu chứng của cảm cúm… liên tục tiếp diễn, kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi, tình trạng sụt sịt ngày càng gia tăng, là nguyên nhân gây tổn thương cho niêm mạc mũi.

mua-rao-gay-benh-Pr4

Mưa rào bất chợt khiến bệnh viêm mũi bùng phát 

Mặt khác, theo phân tích của các chuyên gia, khi bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Lúc này, người bệnh sẽ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ, khiến tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi liên tiếp xảy ra.

Bên cạnh đó, khi niêm mạc mũi phản ứng với các yếu tố gây dị ứng hoặc môi trường, thời tiết không thuận lợi, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể người bệnh đang còn yếu sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, khó phục hồi. Lúc này, các chức năng miễn dịch, lọc khí của xoang không được tốt như bình thường, tạo cơ hội cho bệnh viêm xoang hình thành và xuất hiện các bệnh lý khác.

Trong trường hợp người bệnh thấy các triệu chứng diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, khó thở, tức ngực… nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Không để khi cảm cúm chuyển sang viêm mũi xoang rất khó điều trị, không chỉ gây khó chịu, khó khăn trong hô hấp của người bệnh mà còn khiến cho nồng độ oxy trong máu giảm, dẫn đến chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, mệt mỏi.

Sau cảm cúm cần làm gì để ngăn chặn viêm mũi?

Do điều trị cảm cúm là sử dụng thuốc để chấm dứt các triệu chứng của bệnh vì thế, mặc dù tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, đau mỏi, sốt có thể giảm sau 5-7 ngày (tùy thể trạng người bệnh) nhưng người bệnh vẫn phải có chế độ ăn  uống đủ chất, đặc biệt là uống đủ thuốc, đủ liều, đúng cách như chỉ dẫn của bác sỹ thì các triệu chứng của cảm cúm mới khỏi triệt để. Nếu không cảm cúm sẽ trở nên dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm mũi và tiềm ẩn nguy cơ chuyển thành viêm xoang cấp, mạn tính.

Vì thế, cần có các biện pháp hữu hiệu để phòng và điều trị viêm  mũi. Đơn cử như:

Nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày từ 3-4 lần cho tới khi hết chảy nước mũi, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Nên xì mũi đúng cách bằng cách bịt một bên, xì một bên còn lại.

nho-mui-tri-viem-mui_pr4

Nhỏ mũi giúp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp 

Cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng, bao gồm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … để giúp cơ thể người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Ngoài ra, theo lời khuyên của các bác sỹ: Nều các triệu chứng của cảm cúm như sổ mũi, ngạt mũi, đau mỏi, sốt… kéo dài trên 7 ngày, người bệnh cần đề phòng với các biến chứng của viêm mũi. Có thể sử dụng sản phẩm  điều trị viêm mũi, ngăn ngừa viêm xoang từ thảo dược, hiệu quả nhất là sản phẩm với các thành phần: Tân Di, Bạch Chỉ, Phòng Phong, Thăng Ma…(dạng viên uống) với liệu trình từ 1-2 tháng. Với cơ chế“bài nùng, sinh cơ”, vừa tiêu viêm, làm sạch các hốc xoang, vừa làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng dòng máu, giúp giảm đau, từ đó tái tạo và hình thành niêm mạc xoang mới.

Hiện thuốc thảo dược này đã được  sử dụng  điều tại các bệnh viện và được các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng khuyên dùng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể áp dụng giải pháp này để điều trị hiệu quả viêm mũi, ngăn ngừa viêm xoang, ổn  định bệnh và không lo bị lại.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *