Viêm mũi được chia làm hai loại chính là viêm mũi xuất tiết và viêm mũi do nhiễm khuẩn. Viêm mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính. Viêm mũi cấp tính nếu điều trị không triệt để sẽ chuyển thành viêm mũi mạn tính, nghiêm trọng còn dẫn tới viêm xoang, viêm tai giữa, mất khả năng khứu giác, thậm chí gây nên hen suyễn. Việc điều trị viêm mũi tùy thuộc vào thể viêm mũi mắc phải của từng giai đoạn bệnh.
Triệu chứng lâm sàng viêm mũi cấp thông thường
Giai đoạn đầu: bệnh nhân cảm giác ớn lạnh xương sống, nổi gai ốc,… nóng rát trong mũi khi thở ra, nhức đầu mệt mõi, kém ăn; có thể sốt rất cao (trẻ em), nóng khô rát trong mũi, trong họng, hắt hơi nhiều cái, ngạt tắc mũi, giảm hoặc mất khứu giác, nói giọng mũi kín…
Khám niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, xung huyết dữ dội, chảy mũi có màu đục, đặc dần, đôi khi nhợt nhạt và khô hơn bình thường…Triệu chứng toàn thân giảm dần, ngửi khá hơn, triệu chứng tại chổ khá lên, bệnh khỏi sau khoảng một tuần.
Đa số mọi người đều chủ quan với bệnh viêm mũi, coi thường trong việc điều trị khiến bệnh trở nên nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Những chảy mũi do Virut cúm: Parainfluenza-, Adeno-, Reocorona-, Entero-, Myxovirus… còn có có thể gây biến chứng ở đường hô hấp: Ho, khó thơ…, hay đường tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn mửa… hoặc kèm các biến chứng: Viêm màng nảo, viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm cơ (đau chân tay…)
Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính
Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả 2 bên, xuất tiêt ít, dịch nhày không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, người bệnh hay phải lằng hắng, nói giọng mũi kín, chảy nước mắt, có thể có viêm túi lê, nhức đầu mất ngủ.
Lâm sàng có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt.
- Giai đoạn xuất tiết: Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.
- Giai đoạn quá phát: Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch không còn tác dụng, nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy.
Phương pháp điều trị đúng cách
Đối với bệnh viêm mũi có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp dùng thuốc:
* Nhóm thuốc tân dược: thường chỉ sử dụng theo từng đợt ngắn ( 5- 7 ngày)
+ Thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn Histamin tiếp xúc với tế bào đích nằm trên mạch máu mũi, các tuyến nhày và thụ cảm ngứa. Nhóm thuốc này thường dược dùng để điều trị triệu chứng chảy nước mũi hoặc nhảy mũi ít có tác đụng giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi
+ Thuốc co mạch: Thuốc giúp làm giảm lượng máu đến mũi, qua đó giúp giảm sung huyết và phù nề niêm mạc, không có tác dụng làm giảm triệu chứng nhảy mũi.
+ Corticoid: Thuốc có tác dụng giảm tính thấm thành mạch máu, co mạch và giảm phù nề và phản ứng viêm.
Khi sử dụng một số thuốc tân dược như trên cũng cần lưu ý, không sử dụng liên tục và dài ngày/đợt điều trị bởi sẽ gây nên một số tác dụng phụ như: thuốc co mạch gây nên bệnh viêm mũi nặng hơn do lạm dụng thuốc, tăng nhịp tim… Thuốc kháng Histamin có thể gây buồn nhủ, tiêu khó… Corticoid gây nên ức chế sự hoạt động của trục hạ đồi tuyến yên
* Nhóm thuốc thảo dược: khuyến cáo được sử dụng bởi tính an toàn, bền vững không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên , theo các bác sỹ, người bệnh tham khảo một số lưu ý để có phương pháp điều trị đúng cách và đạt hiệu quả trong điều trị :
+ Nên lựa chọn những sản phẩm có chỉ định điều trị bệnh viêm mũi đã được nghiên cứu và đánh giá tác dụng, được các bác sỹ và các nhà thuốc khuyên dùng. Điển hình ở nhóm thuốc này như sản phẩm với thành phần: Tân Di, Bạch Chỉ, Phòng Phong, Thăng ma…. Với cơ chế giúp “bài nùng sinh cơ” tiêu viêm, sát khuẩn niêm mạc mũi khi có tổ chức viêm.
+ Kiên trì sử dụng với liệu trình điều trị từ 2-3 tháng (tùy vào mức độ của bệnh) để đảm bảo hiệu quả điều trị (giúp đào thải hết dịch nhày, mủ ra ngoài và giúp hồi phục lớp niêm mạc mới).
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc người bệnh nên kết hợp với việc rửa hoặc xịt mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý giúp góp phần làm sạch niêm mạc mũi.
![]() |
![]() ![]() |