Chảy nước mũi kéo dài, liên tục, nước mũi có thể trong, đục hoặc có màu vàng, xanh báo hiệu bệnh viêm mũi mạn tính. Đây là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm, cấp tính nhưng nếu không điều trị kịp thời rất dễ biến chứng sang viêm xoang mạn tính.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở mức báo động, cả thành phố như một đại công trường, rồi khí thải của các nhà máy ở các khu công nghiệp, khí hậu diễn tiến thất thường… khiến số ca mắc bênh viêm đường hô hấp, trong đó phổ biến là bệnh viêm mũi tăng nhanh. Sổ mũi tái diễn nhiều lần, không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm mũi mạn tính. Viêm mũi mạn tính tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu trong giao tiếp, ngạt mũi khi ngủ. Nhiều trường hợp, viêm mũi mạn tính biến chứng sang viêm xoang, viêm phế quản mạn tính.
Ngăn chặn viêm mũi mạn tính bằng cách nào?
Biểu hiện của Viêm mũi mạn tính:
Bệnh viêm mũi mạn tính thường chia làm 3 dạng theo 3 giai đoạn khác nhau kèm theo các biểu hiện đặc trưng của từng giai đoạn:
– Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím.
– Giai đoạn xuất tiết: Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.
– Giai đoạn quá phát: Niêm mạc cuốn dưới quá sản, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, người bệnh nói giọng mũi kín, thở bằng miệng nên thường kèm viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, nước mũi chảy ít dần, cuốn mũi dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt
Nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính
Phần lớn các trường hợp viêm mũi mạn tính là do dị ứng. Người bị dị ứng thường có hệ miễn dịch quá nhậy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra viêm họng, điếc mũi, và hắt hơi, đau đầu ….Theo kết quả thống kê, có khoảng 10% dân số bị dị ứng mũi mà thường xuất hiện từ lúc còn rất trẻ. Viêm mũi mạn tính cũng có liên quan nhiều đến vấn đề di truyền.
Ngoài ra, viêm mũi mạn tính cũng có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với một số mạt bụi nhà, nấm mốc, nước tiểu động vật nuôi, nước bọt hay lông của vật nuôi. Các loại thảm và khăn chải giường cũng là những môi trường trú ẩn của các tác nhân này. Vậy nên chúng ta cần phải kiểm soát môi trường sống rất cần thiết, giúp bệnh nhân không bị phát bệnh.
Điều trị viêm mũi mạn tính
Cũng giống như các triệu chứng khác, việc phát hiện và điều trị sớm khi mới xuất hiện triệu chứng sẽ đơn giản và hiệu quả
- Giải quyết nguyên nhân gây bệnh: Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, giường, đệm, phòng làm việc, tránh xa các tác nhân gây bệnh: Phấn hoa, lông súc vật.
- Vệ sinh mũi ngày 3-4 lần bằng nước muối sinh lý, sau đó hỉ sạch dịch mũi, xịt Thuốc xịt mũi thảo dược giúp trị viêm tại chỗ, không gây tổn thương thành mạch, phù nề hay xung huyết mao mạch mũi.
- Trường hợp viêm mũi có kèm theo dịch vàng, xanh, nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp nhất. Trường hợp không có điều kiện đi khám, có thể sử dụng một đợt kháng sinh trong 5-7 ngày, uống kết hợp với Thuốc thảo dược trị viêm mũi xoang có tác dụng thông mũi, trị các triệu chứng đau nhức, chảy nước mũi. Xem chi tiết tại đây.
- Sinh hoạt điều độ, ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, đủ giờ giúp tăng sức đề kháng khiến bệnh nhanh khỏi hơn.
Benhviemxoang.vn
![]() |
![]() ![]() |