Xử lý nghẹt mũi nhanh và hiệu quả

Có mũi mà không thở được đặc biệt khi ngủ là than phiền nhiều nhất của những người bị chứng nghẹt mũi (hay còn gọi là ngạt mũi). Làm sao để giảm ngay tình trạng nghẹt mũi là mối quan tâm của nhiều người.

Tác hại khi bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy, hoặc hẹp vách ngăn mũi hoặc phù nề niêm mạc mũi khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn và người bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng.

Nghẹt mũi dẫn đến tác hại:

  1. Người mệt mỏi, mất ngủ: Do mũi bị bóp nghẹt nên người bệnh cảm thấy khó thở, ngủ không ngon khiến người mệt mỏi, uể oải.
  2. Thiếu oxy não: Do không khí ấm, sạch không qua được mũi nên lượng oxy vào phổi giảm dẫn đến thiếu oxy lên não. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt.
  3. Viêm thanh quản, viêm họng: Nghẹt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thờ bằng miệng khiến cổ họng bị khô, không khí không được lọc sạch vào thanh quản sẽ gây viêm thanh quản, viêm họng thậm chí viêm phế quản.

Nguyên nhân gây nên triệu chứng nghẹt mũi

  1. Do bẩm sinh: Có nhiều trường hợp nghẹt mũi kéo dài thành bệnh mãn tính là do dị tật bẩm sinh. Đó là khi sinh ra, cửa sau mũi của trẻ sơ sinh có một lớp màng hay mảnh xương bít kín khiến cho không thở bình thường được và phải thở bằng miệng. Trường hợp này sẽ có sự can thiệp của bác sĩ để điều trị.
  2. Do cấu tạo của mũi: Nhiều người có cấu tạo mũi bị vẹo, bị lệch vách ngăn, hoặc có khối u lành tính (hoặc ác tính), bị chứng polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng bị nghẹt mũi.
  3. Viêm nhiễm vùng mũi: Những người bị viêm mũi, viêm xoang thường dẫn đến việc niêm mạc mũi bị sưng, phù nề, dịch nhầy tiết ra và ứ đọng lại ở lỗ mũi khiến cho mũi bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt mũi và khó thở.
  4. Nhạy cảm với thời tiết: Có nhiều trường hợp người bệnh bị chứng bệnh dị ứng mũi xoang, khi gặp mùi lạ hoặc thời tiết thay đổi thì thường hay bị nghẹt mũi
  5. Nghẹt mũi do chấn thương hoặc mắc phải dị vật
  6. Rối loạn gây mất cảm giác ở mũi: Đây là trường hợp thuộc về rối loạn cảm giác, nghĩa là mặc dù mũi vẫn hoạt động bình thường nhưng người bệnh vẫn có cảm giác mũi bị tắc nghẹt, khó thở…

Post-14-04-Xử-lý-nghẹt-mũi-nhanh-và-hiệu-quả-2

Bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, phải làm sao?

Các cách trị nghẹt mũi nhanh nhất mà hiệu quả

Thông thường, cần biết rõ nguyên nhân để có thể điều trị được triệu chứng nghẹt mũi. Đối với những trường hợp nghẹt mũi do bẩm sinh và cấu tạo của mũi có dị tật thì nên đến các cơ sở y tế cũng như bệnh viện uy tín để bác sĩ có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.

Thường thì triệu chứng nghẹt mũi kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần, nếu sau đó tình trạng này vẫn không hết, kéo theo biến chứng các bệnh khác về hô hấp cũng như khiến sức khỏe cơ thể bị ảnh hưởng thì người bệnh nên đi khám ngay, tránh nghẹt mũi biến chứng thành căn bệnh mãn tính.

Đối với triệu chứng nghẹt mũi thông thường, người bệnh có thể áp dụng những cách trị nghẹt mũi nhanh nhất sau:

  1. Thường xuyên vệ sinh vùng mũi bằng cách nhỏ, rửa nước muối sinh lý.
  2. Mát xa vùng mũi: Dùng ngón giữa và ngón trỏ đặt từ đầu chân tóc kéo thẳng xuống hai đầu lông mày nhiều lần, hoặc có thể mát xa vùng 2 bên sống mũi, các huyệt đạo vùng mũi sẽ được thông, khiến cho triệu chứng nghẹt mũi tan biến.
  3. Xông hơi bằng nước ấm với tinh dầu Tràm, Khuynh Diệp: Hơi nóng sẽ giúp cho mũi được thông và không còn nghẹt nữa. Người bệnh cũng nên tắm bằng nước nóng (kể cả mùa hè) để chữa nghẹt mũi.
  4. Uống trà nóng, gừng pha mật ong chanh hoặc mật ong chanh : Những loại đồ uống này cũng là giúp đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi. Không chỉ vậy, nó còn giúp làm ấm cơ thể và tăng sức đề kháng.
  5. Kê gối cao khi ngủ: Tư thế này sẽ giúp cho người bệnh dễ thở hơn và không bị nghẹt mũi. Nếu bị nghẹt mũi trái thì nằm nghiêng bên phải và ngược lại.
  6. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Phòng làm việc cũng như phòng ngủ nên dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ để tránh các bụi bẩn, vi khuẩn… Không khí trong lành cũng giúp cho vấn đề hô hấp được tốt hơn.

 

Benhviemxoang.vn

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *